59
TIẾNG VIỆT
vận hành dụng cụ điện cầm tay cũng có thể
dẫn đến chấn thương cá nhân nghiêm trọng.
b. Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân. Luôn đeo
kính bảo hộ.
Thiết bị bảo hộ như mặt nạ chống
bụi, giày chống trượt, mũ cứng hoặc thiết bị
bảo vệ tai - nếu được sử dụng ở những điều
kiện phù hợp - sẽ giúp giảm các chấn thương
cá nhân.
c. Tránh vô tình bật máy. Đảm bảo công tắc
ở vị trí tắt trước khi nối với nguồn điện và/
hoặc pin, khi cầm lên hoặc mang dụng cụ.
Việc cầm dụng cụ điện cầm tay khi ngón tay
đặt vào công tắc hoặc sạc pin cho dụng cụ điện
cầm tay khi công tắc đang bật có thể gây tai
nạn.
d. Hãy tháo hết khóa điều chỉnh hoặc cờ lê
trước khi bật dụng cụ điện cầm tay.
Cờ lê
hoặc khóa vẫn để ở bộ phận quay của dụng cụ
điện cầm tay có thể dẫn đến chấn thương cá
nhân.
e. Không được với tay. Hãy luôn đứng đúng tư
thế và giữ thăng bằng.
Điều đó giúp kiểm soát
dụng cụ điện cầm tay tốt hơn trong các tình
huống bất ngờ.
f. Mặc quần áo phù hợp. Không mặc quần áo
rộng hoặc đeo đồ trang sức. Giữ cho tóc,
quần áo và găng tay tránh xa các bộ phận
chuyển động.
Quần áo rộng, đồ trang sức
hoặc tóc dài có thể bị mắc vào các bộ phận
chuyển động.
g. Nếu các thiết bị được cung cấp để nối các
phương tiện hút và gom bụi, hãy đảm bảo
những thiết bị này được nối và sử dụng
đúng cách.
Sử dụng thiết bị gom bụi có thể
giảm các nguy cơ liên quan đến bụi.
4. Sử dụng và bảo quản dụng cụ điện cầm tay
a. Sử dụng dụng cụ điện cầm tay phù hợp.
Sử dụng dụng cụ điện cầm tay phù hợp với
mục đích của bạn.
Dụng cụ điện cầm tay phù
hợp sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả và an toàn
hơn theo đúng tốc độ được thiết kế.
b. Không sử dụng dụng cụ điện cầm tay nếu
công tắc không bật và tắt được.
Mọi dụng cụ
điện cầm tay không điều khiển được bằng công
tắc đều rất nguy hiểm và cần phải được sửa
chữa.
c. Rút phích cắm dụng cụ điện cầm tay khỏi
nguồn điện và/hoặc pin trước khi thực hiện
các điều chỉnh, thay đổi phụ kiện hoặc cất
giữ dụng cụ.
Các biện pháp an toàn phòng
ngừa đó giúp giảm nguy cơ khởi động dụng cụ
điện cầm tay một cách tình cờ.
d. Bảo quản các dụng cụ điện cầm tay không
sử dụng tránh xa tầm tay trẻ em và không
cho phép những người không quen với
dụng cụ điện cầm tay hoặc những hướng
dẫn này vận hành dụng cụ điện cầm tay.
Dụng cụ điện cầm tay sẽ rất nguy hiểm khi
được sử dụng bởi những người chưa được
huấn luyện.
e. Bảo trì dụng cụ điện cầm tay. Kiểm tra các
bộ phận di chuyển xem có bị lắp lệch hoặc
kẹt không, các bộ phận có bị vỡ không và
bất kỳ tình trạng nào khác có thể ảnh hưởng
đến việc vận hành dụng cụ. Nếu dụng cụ
điện cầm tay bị hỏng, hãy sửa chữa trước
khi sử dụng.
Rất nhiều tai nạn xảy ra do công
tác bảo trì các dụng cụ điện cầm tay kém.
f. Đảm bảo các thiết bị cắt luôn sắc và sạch
sẽ.
Các dụng cụ cắt được bảo trì đúng cách
với các cạnh cắt sắc sẽ ít bị kẹt hơn và dễ điều
khiển hơn.
g. Sử dụng dụng cụ điện cầm tay, các phụ kiện
và mũi khoan, v.v. theo các hướng dẫn này,
chú ý đến các điều kiện làm việc và công
việc cần thực hiện.
Sử dụng dụng cụ điện
cầm tay sai mục đích có thể gây nguy hiểm.
5. Sử dụng và bảo quản pin
a. Chỉ sạc lại pin bằng bộ sạc do nhà sản xuất
quy định.
Bộ sạc chỉ thích hợp cho một loại pin
có thể tạo nguy cơ cháy khi được sử dụng với
loại pin khác.
b.
Chỉ sử dụng dụng cụ điện cầm tay với các
loại pin được chỉ định cụ thể.
Sử dụng pin
khác có thể tạo nguy cơ bị chấn thương và
nguy cơ cháy.
c.
Khi không sử dụng pin, để pin xa các vật
dụng kim loại như kẹp giấy, tiền đồng, chìa
khóa, đinh, vít hay các vật dụng kim loại nhỏ
khác có thể tạo kết nối từ cực này sang cực
khác.
Các cực của pin bị chập mạch với nhau
có thể khiến người vận hành bị bỏng hoặc gây
ra hỏa hoạn.
d. Nếu lạm dụng pin, dung dịch có thể chảy ra
từ pin; tránh tiếp xúc. Nếu vô tình tiếp xúc,
rửa lại bằng nước. Nếu chất lỏng dính vào
mắt, hãy đến cơ sở y tế nhờ can thiệp.
Chất
lỏng chảy ra từ pin có thể gây kích ứng hoặc
bỏng da.